Sinh Viên Có Nên Học Vượt Không? Học vượt CNTT K21 ở đại học Tây Nguyên thì như thế nào?
Sinh viên có nên học vượt không? Những lợi ích và thách thức cần lưu ý
Trong hệ thống giáo dục hiện đại, khái niệm “học vượt” không còn xa lạ đối với nhiều sinh viên. Học vượt, hay còn gọi là học chương trình trước hạn, thường được hiểu là việc hoàn thành chương trình học sớm hơn so với kế hoạch ban đầu. Dù đây là một lựa chọn hấp dẫn và mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng không thiếu những thách thức và rủi ro cần được cân nhắc. Vậy sinh viên có nên học vượt hay không? Hãy cùng khám phá những khía cạnh cụ thể trong bài viết dưới đây.
Lợi Ích Của Việc Học Vượt
Tiết Kiệm Thời Gian
Một trong những lý do chính để nhiều sinh viên lựa chọn học vượt là khả năng hoàn thành chương trình học sớm hơn. Việc này giúp tiết kiệm thời gian, cho phép sinh viên ra trường và bắt đầu sự nghiệp sớm hơn. Điều này đặc biệt hữu ích trong những ngành nghề yêu cầu sự tham gia sớm hoặc có cơ hội nghề nghiệp tốt sau khi tốt nghiệp.
Tăng Cường Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian
Học vượt đòi hỏi sinh viên phải có khả năng quản lý thời gian hiệu quả hơn. Khi có lịch học dày đặc và nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành trong thời gian ngắn, sinh viên sẽ học được cách tổ chức công việc, ưu tiên nhiệm vụ và duy trì sự tập trung, những kỹ năng này rất có ích trong công việc sau này.
Cơ Hội Để Tham Gia Nhiều Hoạt Động Ngoài Giờ Học
Khi hoàn thành chương trình học sớm, sinh viên có thể có thêm thời gian để tham gia các hoạt động ngoại khóa, thực tập hoặc nghiên cứu, giúp mở rộng kỹ năng và kinh nghiệm thực tế. Đây là một yếu tố quan trọng giúp sinh viên nâng cao hồ sơ cá nhân và tăng cường cơ hội nghề nghiệp.
Khả Năng Đạt Được Mục Tiêu Học Tập Cá Nhân
Đối với những sinh viên có mục tiêu học tập rõ ràng và biết mình muốn gì trong tương lai, học vượt có thể là cách để họ đạt được mục tiêu đó nhanh hơn. Điều này có thể bao gồm việc theo học các khóa học nâng cao, nghiên cứu chuyên sâu, hoặc chuẩn bị cho các chứng chỉ chuyên môn.
Thách Thức Của Việc Học Vượt
Áp Lực Và Stress Cao
Học vượt thường đi kèm với khối lượng công việc lớn và thời gian học tập căng thẳng. Sinh viên có thể cảm thấy áp lực và căng thẳng vì phải hoàn thành nhiều môn học trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của sinh viên nếu không được quản lý tốt.
Thiếu Thời Gian Để Thực Hiện Các Hoạt Động Khác
Mặc dù học vượt có thể giúp tiết kiệm thời gian về mặt tổng thể, nhưng trong thời gian học, sinh viên có thể không có đủ thời gian để tham gia các hoạt động ngoài học tập hoặc nghỉ ngơi. Điều này có thể làm giảm trải nghiệm học tập tổng thể và dẫn đến sự thiếu hụt trong việc phát triển các kỹ năng mềm và xã hội.
Khó Khăn Trong Việc Duy Trì Động Lực
Khi theo đuổi một lộ trình học vượt, sinh viên có thể gặp khó khăn trong việc duy trì động lực và sự hứng thú với việc học. Khối lượng công việc lớn và áp lực thời gian có thể làm giảm niềm đam mê học tập và khiến sinh viên cảm thấy mệt mỏi.
Cân Nhắc Về Chất Lượng Học Tập
Học vượt có thể dẫn đến việc sinh viên không có đủ thời gian để nghiên cứu sâu và hiểu rõ các khái niệm phức tạp. Việc này có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập và sự hiểu biết sâu rộng về môn học, điều này có thể là một yếu tố quan trọng trong việc chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
Làm Thế Nào Để Quyết Định Có Nên Học Vượt Hay Không?
Đánh Giá Khả Năng Cá Nhân
Trước khi quyết định học vượt, sinh viên cần đánh giá khả năng học tập của bản thân, khả năng quản lý thời gian và sự sẵn sàng đối mặt với áp lực. Nếu sinh viên cảm thấy tự tin với khả năng của mình và có sự chuẩn bị tốt, việc học vượt có thể là một lựa chọn hợp lý.
Tư Vấn Với Giảng Viên Và Cố Vấn Học Tập
Sinh viên nên thảo luận với giảng viên hoặc cố vấn học tập về kế hoạch học vượt. Họ có thể cung cấp những thông tin quan trọng về cách thức thực hiện và những vấn đề cần lưu ý, giúp sinh viên đưa ra quyết định chính xác hơn.
Lên Kế Hoạch Chi Tiết
Nếu quyết định học vượt, việc lên kế hoạch học tập chi tiết và hợp lý là rất quan trọng. Sinh viên cần xác định rõ các môn học cần vượt, phân bổ thời gian học tập hợp lý và tạo ra một lịch trình cụ thể để đảm bảo hoàn thành chương trình học một cách hiệu quả.
Chăm Sóc Sức Khỏe Tinh Thần Và Thể Chất
Sinh viên cần chú trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất trong suốt quá trình học vượt. Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp sinh viên cân bằng giữa học tập và cuộc sống cá nhân.
Học vượt CNTT ở đại học Tây Nguyên thì như thế nào?
Mimi biết nhiều bạn vào đọc bài viết ở blog này không chỉ để đọc những cái chém gió suông nên ở phần này, Mimi sẽ bàn sâu về vấn đề học vượt ngành CNTT ở trường Đại học Tây Nguyên và câu chuyện học vượt của Mimi trong thời gian qua.
Nói một cách thẳng thắn thì học vượt hay không còn tùy mục đích và hoàn cảnh của mỗi bạn sinh viên. Nếu bạn có tài chính, sức khỏe, khả năng học tập tốt và có mong muốn: “Ôi, tôi muốn ra khỏi trường sớm …” thì đầu tư học vượt là điều khả thi. Nhưng chỉ nghĩ học vượt để cho bằng bạn bằng bè thì đó là điều không nên chút nào. Mặc dù chương trình học như nhau nhưng mỗi người sẽ có lối đi riêng.
Về phần Mimi, bước vào năm nhất đại học, ở thời điểm đang dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành nên đầu kì mình học online 100% và kì II thì mới bắt đầu có những buổi lên trường để học. Lúc đó, Mimi còn chưa nghĩ đến “học vượt” là gì? Cho đến sang năm II đại học, nghe nhiều bạn trong ngành đã học trước học phần này học phần kia nên lúc đó mình cũng suy nghĩ để học trước một số học phần. Theo chương trình học tập của ngành CNTT tại trường đại học Tây Nguyên, nếu học ra đúng hạn trường là mất 4 năm, còn nếu có bạn nào suất chúng thì cũng mất đến 3,5 năm để hoàn thành. (Lí giải là vì ngành CNTT tại trường đại học Tây Nguyên kì II năm 3, theo thông lệ sẽ tổ chức kì học quân sự kéo dài 1 tháng, do vậy nếu bạn có học xong các học phần khác bằng một cách thần kì nào đó thì bạn cũng phải đợi đến 3,5 năm để học xong kì quân sự mới được ra trường. Đấy còn chưa kể thêm điều kiện ra trường thì bạn cần có bằng tiếng Anh tối thiểu B1.) Mimi biết rõ mình không phải người suất chúng nên xác định là chỉ học những học phần đại cương trước, ưu tiên các học phần của năm 3, năm 4 để đến những năm cuối đại học đỡ áp lực đi phần nào. Hơn thế, Mimi xác định mục tiêu là không phải ra trường sớm mà chỉ cần ra đúng hạn với mọi người. Bên cạnh đó, Mimi vẫn để thời gian để tham gia các hoạt động của trong trường và về nhà với bố mẹ khi có thể.
Với mục tiêu đó và khoảng thời gian ít ỏi, mình chỉ học trước những môn như Chủ nghĩa xã hội khoa học, Xác xuất thống kê, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tâm lí học. Thường những học phần trên mình tranh thủ đăng kí vào học những kì hè (trước năm học có học phần đó) nên thời gian thoải mái, học hành, thi cử hè đỡ áp lực. Riêng có học phần “Chủ nghĩa xã hội khoa học” mình đã đăng kí học trong năm với các anh chị khóa trên và điều đó còn làm mình thấy buồn mãi. Lí do cho nỗi buồn vì môn đó mình đã để bị điểm “C”. Thừa nhận lí do bị điểm “C” là do mình học hành và làm bài không tốt, nhưng cũng vì không cân bằng việc học khi đăng kí thêm học phần trong năm học cùng với khóa trên cùng học phần tại lớp đã khiến mình nhận một cái giá đắt, về sau các học phần mình tính học trước chỉ đăng kí học vào học kì hè.
Đó là câu chuyện về việc đăng kí học phần “học vượt” của Mimi. Như các bạn thấy đấy, mục tiêu của mỗi người là khác nhau, Mimi cũng vậy. Tùy vào mục đích của các bạn là gì, không phải cứ học vượt là sẽ ra trường sớm (như câu chuyện của Mimi, mình chỉ học để những năm cuối có nhiều môn chuyên ngành nên học trước các môn đại cương cho đỡ “khổ”). Dù mục tiêu của bạn là gì, thì Mimi xin lưu ý những vấn đề sau:
- “Học vượt” thì đừng để “học vượt” = “học lại”: Sức người cũng có giới thiệu! 😂 nhưng vẫn có nhiều bạn sinh viên đăng kí học vượt quá trời xong bị áp lực, lịch học thì bị chồng chất, trùng môn liên tục, phải liên hệ giảng viên xin nghỉ tiết các thứ,….dẫn đến kiến thức thu nạp không đủ để thi rồi bài thi làm bị điểm thấp nên phải học lại thì rõ ràng là các bạn không học vượt được môn đó mà còn phải học lại, vừa tốn tiền của, vừa tốn thời gian công sức. Do đó, các bạn lưu ý nên học vượt một cách thông minh – sáng suốt, không nên học vượt chỉ vì chạy đua theo số đông.
- “Học vượt” nhưng cần để ý số tín chỉ: Nếu bạn không chỉ là người muốn học vượt ra trường sớm mà còn quan tâm đến thành tích trong học tập thì cần cân nhắc kĩ số tín chỉ đăng kí mỗi kì học. Bởi cho dù bạn học rất tốt, có khả năng bơi qua nhiều môn vèo vèo nhưng nếu bạn muốn xét học bổng thì bạn cần phân bổ ra các kì. hông tính học kì I năm nhất và học kì cuối năm IV thì số tín chỉ ít nhất phải là 15. Tức là trước khi đăng kí học phần học vượt bạn phải tính toán làm sao để các năm sau khi đăng kí tín chỉ bạn vẫn có ít nhất 15 tín chỉ để đăng kí. Nếu không bạn sẽ mất một số quyền lợi như kì đó bạn điểm rất cao, tổng điểm trung bình theo hệ số 4 lên đến 4.0 nhưng do số tín chỉ không đạt yêu cầu nên bạn rớt học bổng gần 8 củ của nhà trường 🥲
- “Ra trường sớm làm gì, đời sinh viên vui lắm ấy”: Phải nói một cách thẳng thừng rằng đời sinh viên thật sự rất ngắn ngủi, trong môi trường đại học này còn rất nhiều thứ hay ho để chúng ta khám phá, tham gia và trải nghiệm. Cớ sao bạn lại muốn học vượt ra trường sớm để làm việc, bán mình cho tư bản vậy? Một hành trình học đại học trở nên đẹp đẽ và tuyệt vời biết bao nếu như bạn có những kỉ niệm đáng nhớ về tham gia hoạt động này, hoạt động kia hay chỉ đơn giản là bạn đã dành thời gian để vừa học vừa làm. Thời gian của mỗi sinh viên là có hạn, hà cớ gì bạn không tận dụng nó để viết nên một hành trình rực rỡ cho riêng mình. Mimi cũng vậy, dù mang tính là có học trước vài môn nhưng mình vẫn để thời gian học kéo dài ít nhất 4 năm để tranh thủ thêm các thời gian khác trong đó để tham gia các hoạt động của đoàn trường, của xã hội,…
Tổng quan lại thì việc học vượt có thể mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, phát triển kỹ năng quản lý thời gian và tạo cơ hội tham gia nhiều hoạt động khác. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với những thách thức như áp lực cao, thiếu thời gian cho các hoạt động khác và khó khăn trong việc duy trì động lực. Sinh viên cần cân nhắc kỹ lưỡng những yếu tố này và lên kế hoạch phù hợp để đạt được mục tiêu học tập một cách hiệu quả và bền vững.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về việc học vượt và những điều cần lưu ý trước khi đưa ra quyết định quan trọng này. Hãy tự tin và chuẩn bị tốt nhất để đạt được những thành công trong hành trình học tập của bạn nhé!