Tiệm hoa làm thêm
Bài viết hay,  Chuyện làm,  Nhật kí coding

Sinh viên và chuyện làm thêm

Sinh Viên Đại Trường Học Tây Nguyên: Có Nên Làm Thêm Không?

Việc làm thêm đối với sinh viên đại học Tây Nguyên, cũng như sinh viên các vùng khác, là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm và tranh luận. Trường hợp sinh viên ở khu vực Tây Nguyên, với những đặc thù về điều kiện học tập và cuộc sống, việc cân nhắc có nên làm thêm hay không càng trở nên quan trọng. Trong bài viết này, Mimi sẽ phân tích những lợi ích và hạn chế của việc làm thêm đối với sinh viên đại học Tây Nguyên để đưa ra cái nhìn toàn diện về vấn đề này.

Làm thêm tiệm bánh mì
Nguồn ảnh: Pinterest.com

Lợi Ích của Việc Làm Thêm

Các lợi ích khi sinh viên dành thời gian để làm thêm (part-time) khi còn đang đi học:

  1. Kinh Tế Cá Nhân: Việc làm thêm giúp sinh viên có thêm nguồn thu nhập để trang trải các khoản chi phí cá nhân, từ tiền học phí, sách vở đến chi phí sinh hoạt hàng ngày. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình và giúp sinh viên tự lập hơn.
  2. Kinh Nghiệm Làm Việc: Thực tiễn là một phần quan trọng của quá trình học tập. Làm thêm giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, từ đó cải thiện kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, và quản lý thời gian.
  3. Xây Dựng Mối Quan Hệ: Công việc làm thêm không chỉ giúp sinh viên mở rộng mối quan hệ xã hội mà còn tạo cơ hội để xây dựng mạng lưới kết nối trong ngành nghề mà họ đang học. Điều này có thể là lợi thế lớn khi họ bước vào thị trường lao động chính thức sau khi tốt nghiệp.
  4. Cải Thiện Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian: Làm thêm yêu cầu sinh viên phải biết cách phân bổ thời gian hợp lý giữa học tập và công việc. Kỹ năng quản lý thời gian tốt sẽ giúp sinh viên cải thiện khả năng tổ chức và giảm căng thẳng.

Những Hạn Chế Cần Xem Xét

  1. Ảnh Hưởng Đến Học Tập: Công việc làm thêm có thể chiếm thời gian mà sinh viên cần để học tập và làm bài. Nếu không biết cách cân bằng, sinh viên có thể gặp khó khăn trong việc duy trì kết quả học tập tốt.
  2. Căng Thẳng và Mệt Mỏi: Việc phải vừa học vừa làm có thể tạo áp lực lớn về mặt tinh thần và thể chất. Sự căng thẳng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của sinh viên, làm giảm hiệu suất học tập và cuộc sống hàng ngày.
  3. Thiếu Thời Gian Cho Hoạt Động Ngoại Khóa: Sinh viên có thể bỏ lỡ các hoạt động ngoại khóa quan trọng nếu quá bận rộn với công việc làm thêm. Các hoạt động này không chỉ giúp phát triển kỹ năng mềm mà còn tạo cơ hội để tạo dựng các mối quan hệ mới và trải nghiệm cuộc sống sinh viên đầy đủ hơn.
  4. Chất Lượng Công Việc: Một số công việc làm thêm có thể không liên quan trực tiếp đến chuyên ngành học của sinh viên và không tạo ra giá trị lâu dài cho sự nghiệp tương lai. Việc chọn lựa công việc phù hợp cũng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc.

Chuyện Mimi đi làm thêm

Là sinh viên Mimi, ngoài dành thời gian cho việc học, tham gia một số hoạt động ngoại khóa,… thì mình cũng nghĩ đến việc đi làm thêm. Nhưng có lẽ mỗi người mỗi hoàn cảnh, mỗi tính cách và khả năng khác nhau nên khi đi học đại học vào thời gian đầu (năm nhất, năm hai), Mimi không có đi làm thêm. Một phần cũng do tính cách rụt rè, lo sợ này kia (sợ bị lừa, bị bóc lột,…😂), dù Mimi biết mình cũng muốn tham gia trải nghiệm làm thêm này nọ để có trải nghiệm, để bản thân bớt nhút nhát hơn nhưng mình chỉ dành thời gian đó để học, chơi và đi về nhà thường xuyên. Cho đến tận kì II năm 3, khi được một cô bạn rủ đi làm thêm, mình bớt quyết định bước ra vùng an toàn của bản thân để thử thách những cái mới hơn. Đơn cử là cùng bạn đi xin việc làm tại một cửa hàng bán đồ ăn nhanh gần khu trọ mình sống.

Đời thì không như là mơ. Những tưởng mình sẽ gắn bó với công việc được lâu dài nhưng mình đã từ bỏ công việc ấy chỉ sau 2 ngày thử việc :))). Chuyện về lí do nghỉ việc và việc làm đó như thế nào kể ra rất dài nên mình sẽ kể chi tiết hơn về Công việc đầu tiên khi làm sinh viên của Mimi? ở một bài viết khác nhé. Nói gọn lại thì là nó không phù hợp với bản thân mình (theo nhìn nhận và đánh giá của chính mình). Vì không thích nghi được với công việc nên mình chấp nhận nghỉ việc từ rất sớm. Sau đó, cũng một thời gian dài thì bạn mình rủ mình làm một công việc khác, nó liên quan đến chuyên ngành mình học hơn và hiện tại thì mình vẫn đang làm part-time công việc đó. Không biết là sẽ gắn bó được với nó bao lâu, nhưng ít nhất là mình hi vọng sẽ kéo dài được kết quãng đời sinh viên ngắn ngủi còn lại của mình.

Làm thêm tiệm cà phê
Nguồn ảnh: Pinterest.com

Dựa vào chuyện làm thêm của Mimi khi làm sinh viên tại trường đại học Tây Nguyên mình đã kể tóm tắt ở trên, mình rút ra một vài điều tham khảo từ chính bản thân mình cho các bạn sinh viên hay tân sinh viên đang có ý định tìm việc làm thêm như sau:

  1. Mục đích đi làm thêm của bạn là gì? Có thể với một số bạn đi làm thêm là để tìm kiếm kinh nghiệm, tăng trải nghiệm của bản thân hay kiếm thêm thu nhập để tiêu vặt khi rảnh, nhưng với một số bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn, đi học đại học cần bươn chải để không chỉ kiếm lo cho bản thân mà còn muốn phụ giúp bố mẹ thì còn là việc đáng suy tính kỹ càng hơn.
  2. Cân bằng việc học, tham gia hoạt động ngoại khóa và đi làm thêm. Thật sự việc cân bằng được việc vừa học, vừa đi làm thêm và vừa có thể tham gia thêm các hoạt động ngoại khóa là điều rất khó khăn. Nhưng Mimi hi vọng các bạn sinh viên sẽ chuẩn bị kế hoạch, thiết kế thời gian biểu phù hợp để cân bằng giữa việc học và làm thêm hay tham gia các hoạt động ngoại khóa một cách phù hợp với chính bạn.
  3. Cẩn thận và giữ gìn sức khỏe, bản thân. Nếu xác định bản thân sẽ đi làm thêm thì các bạn sinh viên cần cẩn trọng trong việc tìm kiếm và xin việc, kể cả lúc phỏng vấn, làm hồ sơ và kí hợp đồng làm việc part-time cho một nơi nào đó. Như câu chuyện của Mimi, mình tìm việc nhờ vào một người bạn tốt, giúp mình tìm việc và hỗ trợ cùng mình đi làm chứ không phải tìm kiếm những công việc trôi nổi trên mạng xã hội (Tồn đọng hai mặt trắng đen khó đoán). Do đó, Mimi mong các bạn sẽ cũng tìm kiếm và tìm hiểu kĩ các công việc cũng như chỗ tuyển dụng, người hướng dẫn mình làm việc trước khi quyết định đi làm thêm. Các bạn cũng cần nhận biết các chiêu thức lừa đảo, những công việc phi pháp để không bị kẻ xấu lợi dụng sức lao động của bản thân vào những công việc không phù hợp. Đặc biệt với những công việc yêu cầu tuyển dụng dễ dàng, việc nhẹ lương cao (Gõ Captcha, đánh văn bản, tạo tương tác mua hàng ảo,…) thì các bạn cần thật cẩn thận để tránh tiền mất tật mang. Ngoài ra, làm thêm part-time chứ không phải Fulltime chính thức do đó, kiếm một công việc phù hợp thì bạn cũng cần cân đo cuộc sống cân bằng để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe, bản thân nhé!

Tổng kết lại thì việc làm thêm có thể mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên đại học Tây Nguyên, nhưng cũng đi kèm với những thách thức riêng. Sinh viên cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và hạn chế của việc làm thêm, đồng thời xây dựng một kế hoạch hợp lý để kết hợp công việc và học tập một cách hiệu quả. Việc lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và thời gian là rất quan trọng để đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng học tập và sức khỏe của sinh viên.

Nếu được thực hiện đúng cách, làm thêm có thể là một trải nghiệm quý giá giúp sinh viên phát triển toàn diện cả về mặt học vấn lẫn kỹ năng sống. Chúc các bạn thành công 🍀

👉🏻Để đọc thêm những bài viết hay trong Mimibeoxu blog các bạn có thể ghé xem Những bài viết hay nha!🥰

Don’t get older. I level up.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *