sinh hoạt công dân background
Nhật kí coding,  Bài viết hay,  Chuyện học

Hướng dẫn làm bài thu hoạch sinh hoạt công dân cho Tân sinh viên đầu khóa 2024 – 2025

BÀI THU HOẠCH TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN

SINH VIÊN ĐẦU KHÓA NĂM HỌC 2024 – 2025

Theo thường lệ, tại trường đại học Tây Nguyên sẽ tổ chức cho sinh viên tham gia học tập và viết bài thu hoạch sinh hoạt công dân vào đầu và cuối khóa. Để giúp các bạn sinh viên có bài viết chất lượng và tránh gặp sai sót nhất có thể thì Mimi sẽ hướng dẫn các bạn từ cách đọc tài liệu tham khảo đến cách viết sao cho nhanh chóng và hiệu quả tại bài viết này. Lưu ý, đây là bài viết chủ yếu cho tân sinh viên năm nhất ngành Công nghệ thông tin tại trường đại học Tây Nguyên, các ngành khác cũng có thể tham khảo.

Phân tích yêu cầu bài thu hoạch sinh hoạt công dân đầu khóa

Bài thu hoạch yêu cầu các sinh viên xem câu hỏi và viết bài thu hoạch trên giấy theo mẫu. Đặc biệt, bài viết yêu cầu viết tay do đó, phía dưới phần viết này Mimi có để sẵn file mẫu (.doc) mà mình đã soạn đường kẻ sẵn để các bạn sinh viên có thể tải về.

Câu hỏi:

Câu 1. Anh/Chị hãy cho biết những nét khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Tây Nguyên. Anh/Chị biết gì về Mục tiêu, Sứ mạng, Tầm nhìn và cơ cấu tổ chức hiện nay của Trường Đại học Tây Nguyên?

Câu 2: Anh/Chị hãy nêu khái niệm tín chỉ, học phần; thang điểm xếp loại và điều kiện xét công nhận tốt nghiệp trong Quy chế đào tạo đại học theo tín chỉ của Trường Đại học Tây Nguyên (Ban hành theo Quyết định số 1574/QĐ-ĐHTN, ngày 24 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên).

Để trả lời các câu hỏi trên các bạn cần gom kiến thức đã học được ở những ngày qua kết hợp xem tài liệu tham khảo trên trang web chính thống của nhà trường (https://www.ttn.edu.vn/) để trả lời từng câu hỏi. Dựa vào nội dung câu hỏi, Mimi thấy toàn bộ nội dung trả lời của câu hỏi đều nằm tại 2 link chính của trang web trường đại học Tây Nguyên là:

Trang giới thiệu: https://www.ttn.edu.vn/index.php/en/tgioithieu/

Quy chế đào tạo tín chỉ: https://www.ttn.edu.vn/index.php/en/pqlclqdqc/2933-ktdb112482101

👉🏻Các bạn nên siêng vào web trường để đọc và tìm kiếm các thông tin bổ ích trên đó. Hầu như các thắc mắc trong ngành của các bạn đều đã có tài liệu đưa lên trên. Vấn đề là bạn cần vào khám phá và tìm hiểu về nó thôi là sẽ có đáp án.

Hướng dẫn trình bày bài thu hoạch sinh hoạt công dân đầu khóa

Các bạn click vào tên, tải và in file dưới đây để viết bài thu hoạch lên đó:

Mẫu giấy viết SHCD_TanSV2024

Sau khi có bản in, các bạn dùng bút viết để  điền đầy đủ thông tin cá nhân ở đầu bài thu hoạch theo như mẫu phía dưới:

Đầu bài thu hoạch_shcd
Đầu bài thu hoạch sinh hoạt công dân

Theo đó, các bạn điền đầy đủ họ và tên, mã sinh viên, lớp và khoa của mình. Ví dụ:

Họ và tên: Bành Thị Bé Ba

MSSV: 24103000

=>Trong đó: 24 là hai số cuối của năm bạn nhập học; 103 là mã ngành Công nghệ thông tin; 000 là số thứ tự của bạn trong lớp theo danh sách lớp nhập học.

Lớp: CNTT K24

=> Viết tắt của Công nghệ thông tin khóa 2024

Khoa: KHTN & CN

=> Viết tắt của Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ.

Đáp án tham khảo cho bài thu hoạch sinh hoạt công dân đầu khóa

Trước khi xem đáp án tham khảo thì các bạn lưu ý cho Mimi rằng: Vì là đáp án chỉ mang tính chất tham khảo nên nó trình bày ở dạng gạch ý và có thể còn nhiều thiếu sót, các bạn cần đọc thêm tài liệu kèm trong đáp án để trình bày thành đoạn văn hoàn chỉnh và bổ sung thêm những thông tin mà các bạn đã được học trong những ngày qua mà các bạn thấy thiếu. Hơn thế, bài viết của mỗi người là mỗi khác nên các bạn tân sinh viên (đơn cử là ngành CNTT) khi chắp bút vào viết bài sinh hoạt công dân nên viết theo lý trí và lời lẽ văn chương của cá nhân bạn nhé! Good luck!

Trả lời câu 1: 

– Nét khái quát lịch sử hình thành:

Trường Đại học Tây Nguyên được thành lập theo Quyết định số 298/CP ngày 11/11/1977 của Hội đồng Chính phủ với sứ mệnh cung cấp đào tạo trình độ đại học nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của vùng Tây Nguyên.

Sự ra đời của Trường Đại học Tây Nguyên đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giáo dục của khu vực, mở ra cơ hội học tập cho con em các dân tộc thiểu số ngay tại quê hương. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các cộng đồng dân tộc địa phương.

Từ khi thành lập đến nay, Trường Đại học Tây Nguyên đã có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Tây Nguyên. Nhà trường đã đào tạo hơn 25.000 cán bộ với trình độ bác sĩ, cử nhân, kỹ sư trong các lĩnh vực như Y khoa, Sư phạm, Công nghệ thông tin, Nông – Lâm nghiệp, Kinh tế, và Giáo dục chính trị. Nhiều cựu sinh viên của trường đã giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, cơ sở sản xuất và các đơn vị nghiên cứu khoa học kỹ thuật, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của các tỉnh Tây Nguyên và nhiều vùng khác trên cả nước.

Được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng sự hỗ trợ của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, Trường Đại học Tây Nguyên đã chuyển mình từ một cơ sở đào tạo nhỏ bé thành một trường đại học đa ngành, đa cấp với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngày càng mạnh và cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại. Quy mô và chất lượng đào tạo của trường không ngừng mở rộng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực chất lượng cho các ngành nghề và cấp bậc tại khu vực Tây Nguyên.

Với những điều kiện hiện có và tiềm năng phát triển, Tây Nguyên đang dần khẳng định vị thế của mình như một vùng kinh tế trọng điểm của đất nước và là một phần quan trọng trong tam giác phát triển của khu vực Đông Dương.

– Mục tiêu chiến lược:
+ Xây dựng đội ngũ nhân lực có chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại, chương trình đào tạo tiên tiến;
+ Không ngừng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa hoạt động quản trị nhà trường;
+ Kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của thị trường;
+ Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc.

–  Tầm nhìn: Đến năm 2030, Trường Đại học Tây Nguyên là trường đại học đào tạo đa lĩnh vực, có uy tín, chất lượng; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mang tầm quốc gia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông – lâm nghiệp, môi trường, kinh tế, tự nhiên và xã hội; đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có trình độ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội.

– Sứ mạng: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc.

– Cơ cấu tổ chức hiện nay của Trường Đại học Tây Nguyên: trình bày (nêu các ban ngành từ lớn đến bé) theo sơ đồ cơ cấu tổ chức trường đại học Tây Nguyên tại link https://www.ttn.edu.vn/index.php/en/ptccbqdqc/1439-tccb1315022006

Trả lời câu 2: 

– Khái niệm về Tín chỉ và Học phần:

+ Tín chỉ: Tín chỉ là đơn vị đo lường khối lượng học tập của sinh viên trong một học phần. Một tín chỉ tương đương với khoảng 15-16 giờ học lý thuyết trên lớp và khoảng 30 giờ tự học hoặc làm việc ngoài lớp. Tín chỉ giúp đánh giá khối lượng kiến thức và kỹ năng mà sinh viên cần hoàn thành trong một học phần.

+ Học phần: Học phần là một đơn vị cấu trúc của chương trình đào tạo, bao gồm các môn học, bài giảng, thực hành, thí nghiệm hoặc các hoạt động học tập khác. Học phần có thể bao gồm nhiều tín chỉ và được tổ chức để sinh viên có thể tích lũy điểm số và tín chỉ cần thiết cho việc hoàn thành chương trình đào tạo.

– Thang điểm xếp loại:

Các bạn kết hợp đọc tài liệu trên trang https://www.ttn.edu.vn/attachments/article/2926/Quy%20che%20dao%20tao_DHTN_DTDH_2021_1574.pdf để ghi chính xác hơn.

Theo đó, mình đưa ra Quy chế đào tạo đại học theo tín chỉ của Trường Đại học Tây Nguyên, thang điểm xếp loại được quy định tham khảo ngắn gọn như sau:

  • Điểm số được chấm theo thang điểm 10. Điểm số trong học phần được phân loại như sau:
    • A: 8.0 – 10.0
    • B: 6.5 – 7.9
    • C: 5.0 – 6.4
    • D: 3.0 – 4.9
    • F: Dưới 3.0 (không đạt yêu cầu)
  • Điểm trung bình chung (GPA) của sinh viên được tính dựa trên điểm số của tất cả các học phần đã hoàn thành. Thang điểm GPA cũng được phân loại thành các mức sau:
    • Xuất sắc: GPA từ 3.6 đến 4.0
    • Giỏi: GPA từ 3.0 đến 3.59
    • Khá: GPA từ 2.5 đến 2.99
    • Trung bình: GPA từ 2.0 đến 2.49
    • Yếu: GPA dưới 2.0

– Điều kiện xét công nhận tốt nghiệp:

Để được xét công nhận tốt nghiệp, sinh viên cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tích lũy đủ tín chỉ: Sinh viên phải tích lũy đủ số tín chỉ theo yêu cầu của chương trình đào tạo đã đăng ký. Số tín chỉ cụ thể phụ thuộc vào từng chương trình học.
  • Điểm trung bình chung (GPA): Sinh viên cần đạt điểm trung bình chung (GPA) tối thiểu theo quy định của trường để đủ điều kiện tốt nghiệp. Mức GPA tối thiểu này có thể thay đổi tùy theo từng chương trình đào tạo và ngành học.
  • Hoàn thành các yêu cầu khác: Sinh viên phải hoàn thành tất cả các học phần bắt buộc và các yêu cầu khác của chương trình đào tạo, bao gồm khóa luận tốt nghiệp hoặc dự án nghiên cứu nếu có.
  • Không có môn học bị điểm F: Sinh viên không được có môn học nào bị điểm F (không đạt yêu cầu) trong quá trình học tập, hoặc phải đăng ký học lại và đạt yêu cầu để thay thế điểm F.

Các quy định chi tiết vềthang điểm xếp loại và điều kiện xét tốt nghiệp ở bài viết trên mang tính tóm tắt, để viết đầy đủ hơn bạn cần tham khảo Điều 22 để xem kĩ cách đánh giá tính điểm học phần và Điều 25 để xem điều kiện xét tốt nghiệp đầy đủ nhất tại quy chế đào tạo tín chỉ: https://www.ttn.edu.vn/index.php/en/pqlclqdqc/2933-ktdb112482101 nhé! Chúc các bạn có bài sinh hoạt công dân ưng ý!🍀

👉🏻Để đọc thêm những bài viết hay trong Mimibeoxu blog các bạn có thể ghé xem Những bài viết hay nha!🥰

Don’t get older. I level up.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *